1. Trang chủ

Nội dung bài viết

    Follow us

    Nông Nghiệp Sinh Thái – Niềm Hy Vọng Cho Nền Nông Nghiệp Tương Lai

    Nông Nghiệp Sinh Thái – Niềm Hy Vọng Cho Nền Nông Nghiệp Tương Lai

    1. Nông Nghiệp Sinh Thái Là Gì? 

    Nông nghiệp sinh thái là một hình thức canh tác trong nông nghiệp tận dụng các tài nguyên có sẵn trong tự nhiên để phát triển cây trồng. Nó giúp ngăn ngừa sâu bệnh hại nhưng vẫn đảm bảo độ phì nhiêu cho đất.

    Đây là một loại hình nông nghiệp mới. Nó tuân theo nguyên lý sinh thái học và kinh tế học, vận dụng các phương pháp hệ thống hiện đại. Bên cạnh đó lợi dụng các mối quan hệ tương sinh tương khắc giữa các loài. Từ đây có thể xây nên được một hệ thống sinh thái nông nghiệp có thể tự duy trì, tiết kiệm và hiệu quả.

    Trong mô hình này, đất luôn được bồi đắp, cải tạo mà không cần sử dụng phân bón hóa học. Hoàn toàn không sử dụng đến các loại hóa chất tổng hợp. Không sử dụng phân bón, thuốc trừ sâu hay sinh vật biến đổi gen. Đây được xem là phương thức trồng trọt cao cấp nhất trong các dạng nông nghiệp bền vững hiện nay. Con người có thể sống cùng hệ sinh thái một cách tự nhiên và bền vững. Môi trường được bảo vệ để có thể tiếp tục phát triển trong tương lai.

    Nông Nghiệp Sinh Thái

    Nông Nghiệp Sinh Thái

    2. Phân Biệt Nông Nghiệp Hữu Cơ Và Nông Nghiệp Sinh Thái

    Nông nghiệp hữu cơ và nông nghiệp sinh thái nghe qua thì có vẻ chúng giống nhau. Đúng vậy, nông nghiệp hữu cơ là một thành phần của nông nghiệp sinh thái.

    Nông nghiệp hữu cơ là hệ thống canh tác và chăn nuôi tự nhiên, không sử dụng hóa chất độc hại. Sản xuất nông nghiệp hữu cơ giúp giảm thiểu ô nhiễm, bảo đảm sức khỏe cho người và vật nuôi. Tuy nhiên cần tuân thủ các quy định không chất hóa học, phân bón nhân tạo, hạt giống biến đổi gen.

    Nông nghiệp sinh thái cũng giống như nông nghiệp hữu cơ nhưng phát triển rộng hơn ra cả hệ sinh thái. Mọi vật phát triển theo chu kỳ sống tự nhiên, giảm sự tác động của con người. Mô hình này tạo môi trường cho các sinh vật phát triển, hỗ trợ lẫn nhau, giảm tối thiểu việc tạo ra chất thải.

    3. Nên Chọn Nông Nghiệp Công Nghệ Cao Hay Nông Nghiệp Sinh Thái

    Với sự phát triển công nghệ như hiện nay, chúng ta không còn xa lạ gì với nông nghiệp công nghệ cao. Công nghệ cao, tiên tiến được áp dụng nhằm nâng cao hiệu quả, năng suất, chất lượng nông sản. Một phần nào đó là để đáp ứng nhu cầu của xã hội. Nông nghiệp công nghệ cao mang lại nhiều lợi ích nhanh chóng trong kinh tế. Thế nhưng, giữa nông nghiệp sinh thái và nông nghiệp công nghệ cao, nên lựa chọn bên nào có lợi hơn với tình hình hiện nay.

    Môi trường sinh thái nông nghiệp của nước ta đã bị tàn phá và giảm sút nghiêm trọng. Tình trạng này xảy ra do việc sử dụng các chất hóa học, cơ giới hóa. Quy hoạch phát triển nông nghiệp thiếu khoa học và thiếu hiệu quả. Trước tình hình này, áp dụng nông nghiệp công nghệ cao là rất tốt nhưng phát triển lại hệ sinh thái nông nghiệp cần cấp bách hơn. Nhằm đảm bảo một tương lai nền nông nghiệp bền vững. Nông nghiệp sinh thái tăng cường sản xuất đạt hiệu quả cao. Năng suất và chất lượng nông sản được đảm bảo. Và quan trọng hơn hết là bảo vệ sức khỏe con người.

    Vinamilk Green Farm

    Vinamilk Green Farm

    4. Lợi Ích Của Nông Nghiệp Sinh Thái 

    4.1. Bảo Vệ Môi Trường Và Cân Bằng Sinh Thái

    Nông nghiệp sinh thái phát triển nhằm tạo ra các hệ thống quản lý đất đai bền vững. Nó giúp làm giảm nợ sinh thái, loại bỏ các vùng chết bằng việc áp dụng các loài cộng sinh khi có thể. Và đặc biệt hơn là không có tồn dư chất hóa học. Môi trường đất, nước và thực vật, động vật được bảo vệ tốt hơn, phát triển theo tự nhiên vốn có.

    4.2. Cung Cấp Nguồn Thực Phẩm Sạch

    Sản phẩm hoàn toàn không sử dụng đến các loại hóa chất tổng hợp. Không sử dụng phân bón, thuốc trừ sâu, kháng sinh hay sinh vật biến đổi gen. Chất lượng sản phẩm sinh thái được đảm bảo và có hàm lượng các dưỡng chất cần thiết. Như là chất vitamin, khoáng chất, chất chống oxy hóa, carbohydrate và protein cao hơn bình thường. Điều này có được là do việc sử dụng phân bón tự nhiên, giúp cây dễ hấp thu, sinh trưởng và phát triển tốt. Với thực phẩm sạch và dinh dưỡng, con người cũng tránh được các nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch, xương khớp,…

    Tạo Ra Nguồn Thực Phẩm Sạch, Tốt Cho Sức Khỏe

    Tạo Ra Nguồn Thực Phẩm Sạch, Tốt Cho Sức Khỏe

    4.3. Giúp Nâng Cao Sản Lượng, Tiết Kiệm Chi Phí Nuôi Trồng 

    Các phương thức canh tác an toàn, ngăn ngừa sâu bệnh hại nhưng vẫn đảm bảo độ phì nhiêu tự nhiên cho đất. Nông nghiệp sinh thái coi trọng việc sử dụng các sinh vật trong môi trường tự nhiên như sử dụng thiên địch chống sâu bệnh hại hay ủ phân vi sinh từ vi khuẩn,… Cây trồng khỏe mạnh, ít sâu bệnh và đạt năng suất cao. Không cần tốn nhiều chi phí cho công tác phòng trừ sâu bệnh hay kích thích tăng trưởng. Mô hình này mang lại những lợi ích thiết thực cho ngành nông nghiệp.

    4.4. Bảo Vệ Sức Khỏe Người Nông Dân Và Phát Triển Nông Thôn

    Khi phun thuốc trừ sâu hay phân bón, dư lượng sẽ lưu lại trên đất, cây trồng. Người nông dân làm việc tiếp xúc trực tiếp với nó gây nguy hại đến sức khỏe nghiêm trọng về lâu dài. Nông nghiệp sinh thái bảo vệ sức khỏe toàn diện cho cả người nông dân lẫn người sử dụng sản phẩm. Phát triển mô hình này tạo ra năng suất và chất lượng cây trồng đảm bảo, nâng cao kinh tế cho bà con nông dân trong toàn vùng. Các hộ gia đình liên kết với nhau phát triển mô hình, đem lại bộ mặt mới cho nông thôn.

    Bảo Vệ Sức Khỏe Cho Người Nông Dân

    Bảo Vệ Sức Khỏe Cho Người Nông Dân

    5. Thách Thức Phát Triển Nông Nghiệp Sinh Thái

    5.1. Thiếu Điều Kiện Để Hình Thành Mô Hình 

    Thiết kế của các trang trại hiện nay bị hạn chế bởi các phương thức canh tác thông thường. Các vấn đề ảnh hưởng đến sự phát triển của mô hình này như là khí hậu, đất, nước, vốn, nhân lực và máy móc phục vụ công việc. Tuy nhiên, nếu quản lý tốt nguồn nước lâu dài bằng phương pháp sinh thái, đất sẽ có khả năng bảo tồn nguồn nước. Đất sẽ cần ít hơn nhu cầu nước để duy trì sự phì nhiêu.

    5.2. Hệ Thống Sản Xuất Thực Phẩm Gặp Nhiều khó Khăn

    Mối quan hệ giữa vị trí trang trại và người tiêu dùng có ý nghĩa rất lớn trong việc xây dựng mô hình canh tác sinh thái. Việc này có thể làm giảm thiểu thiệt hại đến sinh quyển. Vận chuyển gần hơn giúp giảm khí thải phương tiện giao thông. Các vấn đề phát sinh cũng có thể giải quyết một cách dễ dàng hơn. Người tiêu dùng cũng có thể giám sát được các hoạt động của các trang trại. Hiện nay do điều kiện tự nhiên không cho phép mà các trang trại ở các nơi xa. Gây ra những khó khăn trong quá trình sản xuất và vận chuyển đến tay người tiêu dùng.

    Sản Xuất Bền Vững

    Sản Xuất Bền Vững

    6. Xây Dựng Mô Hình Nông Nghiệp Sinh Thái 

    6.1. Những Nguyên Lý Khi Xây Dựng Và Triển Khai Mô Hình

    Mô hình nông nghiệp sinh thái dựa trên nguyên lý: Mỗi loài thực vật trong hệ sinh thái đều có vị trí riêng của mình. Phương thức canh tác tận dụng tối đa năng lượng của mặt trời, phạm vi không gian cho cây trồng phát triển tốt nhất. Người ta đã áp dụng mô hình này bằng cách trồng cây xen kẽ, lồng ghép vào nhau. Các nguồn lực như nhiệt độ, ánh sáng, nước và phân được tận dụng hiệu quả.

    Ngoài ra, mô hình nông nghiệp này còn dựa trên nguyên lý cộng sinh ở các loài sinh vật để thúc đẩy hỗ trợ lẫn nhau. Sự sinh trưởng của loại cây này sẽ thúc đẩy sự sinh trưởng của loại cây khác trong cùng một mô hình.

    Những Nguyên Lý Để Xây Dựng Mô Hình

    Những Nguyên Lý Để Xây Dựng Mô Hình

    6.2. Các Phương Pháp Canh Tác

    6.2.1. Phương Pháp Syntropic Agriculture 

    Phương pháp này sử dụng các kỹ thuật trong canh tác nông nghiệp nhằm tạo ra sự cân bằng năng lượng. Đây là kỹ thuật thâm canh kết hợp với lâm nghiệp. Phương pháp này kết hợp các loại thực vật với khoảng cách và các tầng khác nhau. Sau đó là việc cắt tỉa các loại cây thân gỗ hay cây ăn quả. Việc cắt tỉa tạo ra chất hữu cơ từ cây đó cho về đất một cách liên tục, cung cấp chất dinh dưỡng cho đất mà không cần phải bổ sung thêm. Việc này phần nào giúp phục hồi đất thông qua việc sản xuất rau và trái cây. Đất được cung cấp các chất dinh dưỡng, màu mỡ hơn khi bắt đầu canh tác vụ tiếp theo. Mô hình này được áp dụng rất thành công ở cả quy mô nhỏ và lớn. Nó đang rất được ưa chuộng trên thế giới.

    6.2.2. Phương Pháp Của Claude

    Phương pháp của Claude là xây dựng quy trình kích hoạt sinh học của đất. Ông trồng hàng rào các cây thân gỗ xung quanh vườn. Không cày xới khu vườn mà cắt tỉa cành cây của hàng rào cho xuống đất tạo thành một lớp bao phủ trên bề mặt đất. Tác dụng của việc này là giúp giữ ẩm cho đất, tạo ra môi trường cho các sinh vật trong đất hoạt động. Đất cũng trở nên sạch sẽ và lớp thảm này cũng có thể gieo hạt trực tiếp lên đó. Hạt có thể nảy mầm một cách thuận lợi.

    Nông Nghiệp Sinh Thái

    Phương Pháp Của Claude

    7. Phát Triển Hệ Sinh Thái Nông Nghiệp Bền Vững

    7.1. Phát Triển Hệ Sinh Thái, Môi Trường Sinh Thái Bền Vững

    Muốn phát triển nông nghiệp bền vững, chúng ta luôn phải song hành phát triển hệ sinh thái. Tạo ra hệ sinh thái bền vững là nâng cao năng suất kinh tế. Về bản chất thì hệ sinh thái nông nghiệp bền vững là hệ thống các thành phần cây trồng vật nuôi có quan hệ tương tác nhân quả với nhau. Vì thế, sự thay đổi này dẫn đến các sự thay đổi khác. Khi nghiên cứu hệ sinh thái nông nghiệp, chúng ta cần đặt nó theo đúng nguyên lý hoạt động của hệ thống.

    Cũng như quy luật phát triển của hệ sinh thái, môi trường sinh thái cũng cần phải được quan tâm và bảo vệ. Thiết lập một nền nông nghiệp vững chắc là thiết lập một hệ thống bền vững về mặt sinh thái. Điều này tạo ra tiềm lực kinh tế. Và nó có khả năng đáp ứng nhu cầu của con người đi đôi với bảo vệ môi trường. Để phát triển hệ sinh thái nông nghiệp một cách bền vững cần tuân thủ các nguyên tắc cơ bản. Các nguyên tắc như bảo vệ môi trường, đảm bảo năng suất ổn định. Và bên cạnh đó là không phụ thuộc vào các yếu tố bên ngoài.

    7.2. Yếu Tố Con Người 

    Phát triển mô hình nông nghiệp bền vững cần mô phỏng theo hệ sinh thái tự nhiên. Các hình thức như luân canh, xen canh, thực hiện đa dạng sinh học,… mang lại nhiều lợi ích cả về tự nhiên lẫn kinh tế. Con người cũng là một yếu tố quan trọng trọng đối với nền sản xuất nông nghiệp. Dựa trên kiến thức và trình độ của mình có thể đưa ra lựa chọn những điều mang lại lợi ích tốt nhất. Không chỉ tạo ra sản phẩm cho thế hệ hiện tại mà cần bảo vệ, gìn giữ tài nguyên cho thế hệ tương lai.

    Phát Triển Hệ Sinh Thái Nông Nghiệp Bền Vững

    Phát Triển Hệ Sinh Thái Nông Nghiệp Bền Vững
    navigation

    Giỏ hàng của bạn (0 sản phẩm)