Hướng dẫn làm cá basa kho nghệ ngon đơn giản nhất
Tue 04, 2023
Đái tháo đường là bệnh lý mạn tính. Tỷ lệ đái tháo đường ngày càng gia tăng kéo theo nhiều biến chứng, đã trở thành gánh nặng cho y tế toàn cầu. Biến chứng đái tháo đường chia thành 2 loại: biến chứng cấp tính và biến chứng mạn tính. Các biến chứng cấp tính là hôn mê tăng áp lực thẩm thấu, hôn mê toan ceton. Biến chứng mạn tính của đái tháo đường là biến chứng về lâu dài có thể tiến triển dần, gây nên những biến cố nếu đường huyết kiểm soát không tốt.
Một trong những biến chứng mạn tính ở bệnh nhân đái tháo đường là biến chứng tim mạch. Ở bệnh nhân đái tháo đường, biến chứng tim mạch do các mảng xơ vữa hình thành làm hẹp lòng mạch gây giảm dòng chảy mạch máu. Nếu hẹp xảy ra tại mạch vành gây đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim. Nếu hẹp và tắc mạch não gây nhồi máu não. Trong trường hợp hẹp mạch chi gây bệnh mạch máu chi dưới.
Vậy tại sao bệnh đái tháo đường lại liên quan đến tim mạch? Bệnh đái tháo đường thường đi kèm tăng huyết áp. Sự xuất hiện của “mỡ xấu” làm tăng những mảng bám trên thành mạch đã tổn thương. Bên cạnh đó tăng triglycerid cũng tăng nguy cơ hình thành xơ vữa mạch máu. Ngoài ra có những yếu tố nguy cơ làm tăng quá trình xơ vữa mạch như:
- Hút thuốc lá.
- Thừa cân béo phì.
- Lười vận động.
- Ăn nhiều chất béo chuyển hóa hoặc chất béo bão hoà (đồ ăn sẵn, đồ chiên xào).
- Uống rượu bia.
Để có một trái tim khỏe mạnh, người bệnh đái tháo đường cần thay đổi lối sống. Cụ thể người bệnh đái tháo đường nên:
- Thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh. Tăng cường ăn nhiều rau xanh, trái cây tươi ít ngọt, ngũ cốc nguyên cám, thịt nạc. Tránh ăn các thực phẩm chế biến sẵn, nhiều dầu mỡ như bim bim, khoai tây chiên, đồ hộp, đồ ăn chế biến sẵn... Uống nước lọc nhiều hơn nước ngọt và bia rượu.
- Kiểm soát cân nặng hợp lý. Việc thừa cân có thể gây tăng triglycerid và đường huyết. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng nếu giảm cân có thể làm giảm lượng triglyceride.
- Tăng cường vận động để giảm sự đề kháng insulin giúp việc kiểm soát đường huyết dễ dàng hơn. Người bệnh bệnh đái tháo đường nên kiểm tra đường huyết tại nhà thường xuyên. Mỗi ngày nên tập thể dục ít nhất 30-45 phút.
- Kiểm soát HbA1C; kiểm soát huyết áp đạt mục tiêu. Cần điều trị để chỉ số mỡ máu đạt mục tiêu.
- Ngừng hút thuốc lá.
- Tránh căng thẳng trong cuộc sống. Stress, căng thẳng thúc đẩy quá trình oxy hóa và làm quá trình xơ vữa mạch nặng lên.
Dựa vào các chỉ số như cân nặng, huyết áp, mỡ máu, đường huyết, bác sĩ sẽ hiểu được các yếu tố nguy cơ tim mạch của bệnh nhân đái tháo đường. Và từ đó có những quyết định để đánh giá, chẩn đoán như: điện tim, siêu âm tim, siêu âm mạch chi dưới hoặc làm nghiệm pháp gắng sức chuyên sâu.
-ST-
Bài viết khác
Hướng dẫn làm cá basa kho nghệ ngon đơn giản nhất
Tue 04, 2023
Wed 04, 2023
Có phải người giàu mới ăn được rau hữu cơ?
Wed 05, 2023
Tin tức & Sự kiện
Liên kết hữu ích
Giỏ hàng của bạn (0 sản phẩm)