1. Trang chủ

Nội dung bài viết

    Written by

    Hong Dang

    Follow us

    THỰC PHẨM SẠCH VÀ NIỀM TIN CỦA NGƯỜI TIÊU DÙNG

    THỰC PHẨM SẠCH VÀ NIỀM TIN CỦA NGƯỜI TIÊU DÙNG

     Liên tục theo dõi các thông tin liên quan đến vụ việc nấm Trung Quốc được “thay tên đổi họ”, người tiêu dùng vô cùng lo ngại khi hàng ngày mình chấp nhận bỏ một khoản tiền cao hơn để mua… sự an toàn cho sức khoẻ. Khi họ mua sản phẩm ngoài việc nhìn bề ngoài, kiểm tra thông tin nguồn gốc, xuất xứ, tên thương hiệu, thì thói quen và niềm tin là yếu tố để đi đến quyết định có mua sản phẩm hay không.

    Qua khảo sát ở một số cửa hàng thực phẩm sạch, siêu thị cho thấy, giá bán thực phẩm sạch, thực phẩm có chứng nhận tiêu chuẩn an toàn hay hữu cơ luôn cao hơn 20-30% so với giá hàng thông thường. Trên thực tế, khi mua một sản phẩm nào đó, ngoài đánh giá chất lượng, người tiêu dùng còn xét đến yếu tố niềm tin đối với nhãn hiệu đó rồi mới quyết định mua hay không mua.

    Hiện nay, nhu cầu về thực phẩm sạch, thực phẩm an toàn rất lớn, người dùng sẵn sàng chi tiền để được sử dụng.

    Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp kinh doanh thực phẩm hữu cơ thực sự, đã từng có sản phẩm xuất khẩu đến nhiều quốc gia khó tính như Nhật, Mỹ, châu Âu… thì lại vẫn than khó để sản phẩm được bán phổ biến tại thị trường nội địa. Lý do đầu tiên, thực phẩm hữu cơ ở thị trường nội địa có giá thành còn quá cao so với thu nhập của số đông người tiêu dùng. Lý do thứ hai, không ít người vẫn chưa đặt niềm tin vào sản phẩm mình bỏ tiền mua, bất kể doanh nghiệp có đầy đủ chứng nhận.Người mua có xu hướng tin vào người nuôi trồng trực tiếp ra các sản phẩm đó hơn là vào các chứng nhận mà sản phẩm có. Thế nên, những phiên chợ mà người mua, người bán giao dịch trực tiếp, mọi thắc mắc của người mua được người bán giải thích bao giờ cũng thuyết phục hơn.

    navigation

    Giỏ hàng của bạn (0 sản phẩm)